Tin Tức
Thứ 2, Ngày 02/12/2019, 15:00
03 việc doanh nghiệp cần làm khi lương tối thiểu vùng tăng
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/12/2019
(BDIZA) - Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ năm 2020. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng tăng từ 150.000 - 240.000 đồng/tháng, cụ thể như sau:


Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2019

Mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Vùng I

4.180.000 đồng/tháng

4.420.000 đồng/tháng

Vùng II

3.710.000 đồng/tháng

3.920.000 đồng/tháng

Vùng III

3.250.000 đồng/tháng

3.430.000 đồng/tháng

Vùng IV

2.920.000 đồng/tháng

3.070.000 đồng/tháng

Những doanh nghiệp đã xây dựng Thang lương, bảng lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại bảng nêu trên thì phải nhanh chóng thực hiện sửa đổi lại Thang lương, bảng lương; ngoài ra còn phải tăng mức tiền đóng các khoản bảo hiểm và kinh phí công đoàn. Cụ thể:

Thứ nhất, xây dựng lại Thang lương, bảng lương

Doanh nghiệp phải căn cứ theo Mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc theo quy định của pháp luật.

Do vậy, khi có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp phải rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương của mình cho phù hợp. Việc sửa đổi, bổ sung này phải được sự tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.

Sau khi xây dựng lại Thang lương, Bảng lương mới, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo đến Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở bằng cách nộp hồ sơ tại đây.

Thứ hai, tăng tiền lương tháng đóng các loại bảo hiểm

Tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động là mức căn cứ để doanh nghiệp đóng các loại bảo hiểm, bao gồm: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Hàng tháng, doanh nghiệp sẽ trích tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định để nộp cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp sẽ đóng tại cơ quan BHXH nơi chi nhánh hoạt động hoặc tại công ty chủ quản của chi nhánh.

Mức đóng và tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm được quy định cụ thể như sau:

Tên loại bảo hiểm & Tên quỹ thành phần

Mức đóng (%)

Doanh nghiệp

Người

lao động

Người lao động là công dân

nước ngoài

BHXH

Quỹ ốm đau và thai sản

3%

0

0

Quỹ hưu trí và tử tuất

14%

8%

8%

BHTNLĐ-BNN

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

0.5%

0

0

BHYT

Quỹ bảo hiểm y tế

3%

1.5%

1.5%

BHTN

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1%

1%

x

Tổng cộng

21.5%

10.5%

9.5%

Ghi chú: “0” là: Không có trách nhiệm đóng; “x” là: Không bắt buộc tham gia

Do đó, khi doanh nghiệp phải điều chỉnh lại Thang lương, bảng lương do mức lương tối thiểu vùng tăng lên thì mức tính đóng các loại bảo hiểm cũng tăng tương ứng.

Thứ ba, tăng tiền nộp kinh phí công đoàn

Hàng tháng, doanh nghiệp phải trích nộp kinh phí công đoàn theo quy định là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.

Số tiền này, Công đoàn cơ sở phải nộp về cho công đoàn cấp trên cơ sở và sau đó Công đoàn cấp trên sẽ trích lại cho Công đoàn cơ sở 69% kinh phí để hoạt động và giữ lại 31%.

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng đương nhiên các khoản nộp kinh phí công đoàn 2% của doanh nghiệp cũng tăng theo.


thuvienphapluat.vn

Lượt người xem:  Views:   2040
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

FriendlyName

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio
Tin Tức