Tin Tức
Thứ 6, Ngày 25/12/2020, 16:00
Một số điểm mới nổi bật được đề cập tại Luật Đầu tư năm 2020
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/12/2020
(BDIZA) - Ngày 17 tháng 6 năm 2020, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 (Luật Đầu tư năm 2020) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 và thay thế Luật Đầu tư năm 2014. Dưới đây là một số điểm mới nổi bật được đề cập tại Luật Đầu tư năm 2020 như sau:

1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6): Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, chính thức cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

2. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Điều 7): Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sẽ được giảm xuống còn 227 ngành nghề theo Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2020.

3. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với Nhà đầu tư nước ngoài (Điều 9): Cơ bản Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với Nhà đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới Chính phủ sẽ ban hành Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với Nhà đầu tư nước ngoài để áp dụng khi Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành.

4. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư (Điều 16): Bổ sung thêm ngành, nghề ưu đãi đầu tư: Sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ; sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; giáo dục đại học; sản xuất trang thiết bị y tế; sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.

5. Hình thức, đối tượng ưu đãi đầu tư (Điều 15): Bổ sung thêm các quy định về hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư, cụ thể:

Về hình thức ưu đãi đầu tư, bổ sung thêm hình thức ưu đãi đầu tư là khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

Về đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư:

- Bổ sung thêm tiêu chí có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động đối với đối tượng là dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Bổ sung mới các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư. 

6. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt (Điều 20): Đây là điểm mới nổi bật về ưu đãi đầu tư của Luật Đầu tư năm 2020 khi cho phép Thủ tướng Chính phủ áp dụng ưu đãi đặc biệt để tạo cơ chế, chính sách đủ sức hấp dẫn, kịp thời thu hút dòng vốn FDI đang dịch chuyển nhanh chóng trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, Chính phủ quyết định việc áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt nhằm khuyến khích phát triển một số dự án đầu tư có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội.

7. Điều kiện thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam của Nhà đầu tư nước ngoài (Điều 22): Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với Nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với Nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

8. Điểm mới về tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của Nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đầu tư (Điều 23): Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với NĐT nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có NĐT nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh (hiện hành quy định là từ 51% vốn điều lệ trở lên);

- Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (hiện hành quy định là từ 51% vốn điều lệ trở lên);

- Có NĐT nước ngoài và tổ chức kinh tế có NĐT nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (hiện hành quy định là từ 51% vốn điều lệ trở lên).

9. Điều kiện để Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế tại Việt Nam (Điều 24): Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khi đáp ứng đủ các quy định, điều kiện sau đây:

- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐT nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020;

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020;

- Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

10. Trường hợp Nhà đầu tư không phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư (Điều 43):

Nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ các trường hợp sau đây:

- Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

- Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;

- Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

- Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.

11. Điểm mới về nơi nộp hồ sơ dự án đầu tư (Điều 34, 35, 36):

- Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội: Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư .

- Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư.

12. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (Điều 38): Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 Luật Đầu tư 2020, Nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

- Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

- Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật Đầu tư 2020;

- Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);

- Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐT nước ngoài.

13. Điều chỉnh dự án đầu tư (Điều 41):

- Nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

- Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;

b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;

d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;

đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.

Trên đây là một số điểm mới của Luật Đầu tư năm 2020, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2021.


Dương Thanh Phúc

Lượt người xem:  Views:   2500
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

FriendlyName

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio
Tin Tức