Tin Tức
Thứ 6, Ngày 01/01/2021, 11:00
HƯỚNG DẪN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
01/01/2021
(BDIZA) - Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương hướng dẫn một số nội dung liên quan đến pháp luật lao động của các doanh nghiệp:

1. Việc tổ chức làm thêm giờ không quá 300 giờ trong một năm:

Trả lời văn bản của một số doanh nghiệp thắc mắc về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ trong năm, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương có ý kiến như sau:

         Công ty căn cứ theo Ngành nghề kinh doanh của công ty để xác định trường hợp làm thêm không quá 300 giờ trong một năm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.​ Tuy nhiên, những trường hợp phải giải quyết công việc mang tính cấp bách không thể trì hoãn thì Công ty có thể tổ chức làm thêm không quá 300 giờ trong một năm. Khi tổ chức làm thêm giờ, Công ty phải thỏa thuận với người lao động và có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn cơ sở. Do đó, Công ty cần bổ sung hồ sơ chứng minh về việc phải giải quyết những công việc mang tính cấp bách, không thể trì hoãn, gửi về Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương để có cơ sở xem xét. Công ty chỉ được phép tổ chức làm thêm không quá 300 giờ trong năm sau khi đã bổ sung đầy đủ những hồ sơ nêu trên và có ý kiến bằng văn bản của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương.


2. Về việc thanh toán tiền phép năm chưa sử dụng cho người lao động:

Trả lời văn bản của một số doanh nghiệp thắc mắc về việc thanh toán tiền phép năm chưa sử dụng cho người lao động​, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương có ý kiến như sau:​​

         Theo quy định tại khoản 3, Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Tại khoản 4, Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần”. Như vậy, hằng năm Công ty phải thông báo trước kế hoạch nghỉ phép cho người lao động biết sau khi đã tham khảo ý kiến của người lao động. Các trường hợp người lao động có nhu cầu nghỉ phép năm để giải quyết việc riêng cần thiết, không trùng với kế hoạch mà Công ty đã công bố, có thể báo trước/ thỏa thuận với Công ty để được nghỉ. Thời gian báo trước tùy theo mức độ cần thiết của người lao động, cần linh hoạt tránh cứng nhắc gây khó khăn cho người lao động. Trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được Công ty thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

3. Về việc làm thêm giờ đối với lao động nữ đang mang thai:

Trả lời văn bản của một số doanh nghiệp thắc mắc về việc làm thêm giờ đối với lao động nữ đang mang thai, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương có ý kiến như sau:

      * Khoản 1, 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 quy định:
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
      * Điểm c, Khoản 4, Điều 80, Nghị định 145/2019/NĐ-CP ngày 20/11/2020 của Chính phủ quy định trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm việc trong thời gian được nghỉ.
       Như vậy, Công ty không được bố trí cho lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi làm thêm giờ. Lao động nữ mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại, được giảm 01 giờ làm việc trong ngày, tiền lương được hưởng đủ theo hợp đồng lao động (100%); trường hợp đồng ý làm việc vào giờ được nghỉ trong ngày (giờ thứ 8) hoặc làm thêm giờ thì ngoài tiền lương được hưởng của giờ này theo quy định, người lao động được trả tiền lương do làm việc, mức lương đủ theo hợp đồng lao động, riêng tiền lương từ giờ thứ 9 trở đi được hưởng theo quy định tại Điều 98, Bộ Luật Lao động 2019. 
      Đối với các công việc cụ thể tại đơn vị mình, đề nghị Công ty căn cứ quy định của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại/ đặc biệt nặng nhọc, độc hại để áp dụng cho phù hợp.

4. Về việc chi trả chi phí tuyển dụng cho người lao động:
      Trả lời văn bản của một số doanh nghiệp thắc mắc về việc chi trả chi phí tuyển dụng cho người lao động, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương có ý kiến như sau:
       Khoản 2, Điều 16 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết họp đồng lao động nêu: “Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu”.
Như vậy, Công ty không phải trả chi phí cho việc chứng thực hồ sơ cá nhân, chi phí khám sức khỏe của người lao động, khi người lao động cung cấp thông tin để giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trong quá trình tuyển dụng, nếu phát sinh chi phí tuyển dụng khác Công ty phải chi trả (quy định tại Khoản 2, Điều 11, Bộ Luật Lao động 2019).

5. Về việc áp dụng quy định giảm giờ làm đối với lao động nữ mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi:
  Trả lời văn bản của một số doanh nghiệp thắc mắc về việc áp dụng quy định giảm giờ làm đối với lao động nữ mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi​, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương có ý kiến như sau:
        Khoản 2, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019 quy định lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
       Như vậy, việc áp dụng quy định trên được thực hiện kể từ khi người lao động thông báo cho người sử dụng lao động biết.

6. Về việc thực hiện cắt giảm lao động tại doanh nghiệp:
 Trả lời văn bản của một số doanh nghiệp thắc mắc về việc thực hiện cắt giảm lao độngBan Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương có ý kiến như sau:
      Khoản 4, 5, 6 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
      "4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
       5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
       6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động".
      Trường hợp do khó khăn về kinh tế, Công ty buộc phải chấm dứt hợp đồng với nhiều người lao động. Công ty có trách nhiệm phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44; thực hiện chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật lao động 2019. Việc cho thôi việc đối với người lao động chỉ được tiến hành sau khi Công ty đã trao đổi ý kiến với Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp và thông báo trước 30 ngày cho Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương và cho người lao động.​

7. Về thời gian tính trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động:
      Trả lời văn bản của một số doanh nghiệp thắc mắc về việc xác định thời gian tính trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao độngBan Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương có ý kiến như sau:
​Về thời gian tính trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động​:
a) Trường hợp 1: Người lao động bắt đầu làm việc từ năm 2016 và đã xin nghỉ việc trong năm 2020. Đối với trường hợp này, Công ty căn cứ theo quy định tại Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ để tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động.
b) Trường hợp 2: Người lao động bắt đầu làm việc từ tháng 01 năm 2019 (có 02 tháng thử việc) và nghỉ việc tháng 04/2021. Đối với trường hợp này, thời gian thử việc của người lao động được tính vào tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020​ của Chính phủ.

8.Về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
        Trả lời văn bản của một số doanh nghiệp thắc mắc về việc xác định danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmBan Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương có ý kiến như sau:
        Ngày 12/11/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH về việc ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo đó, Công ty căn cứ theo quy định tại Thông tư này để xác định các trường hợp người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Công ty và có chế độ cho người lao động làm công việc nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
 
9. Về thỏa thuận với người lao động bị xử lý kỷ luật cách chức, đảm nhận chức vụ tương đương khác tại đơn vị:
​        Trả lời văn bản của một số doanh nghiệp thắc mắc về việc thỏa thuận với người lao động bị xử lý kỷ luật cách chức, đảm nhận chức vụ tương đương khác tại đơn vị, Ban Quản lý có ý kiến như sau:
         Việc công ty thỏa thuận với người lao động bị xử lý kỷ luật cách chức, đảm nhận chức vụ tương đương tại phòng ban khác phù hợp với kinh nghiệm và trình độ của người lao động, sau khi được xóa kỷ luật nhưng Công ty không còn vị trí công việc cũ, là phù hợp với quy định của pháp luật lao động. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động và người lao động cần ký kết lại hợp đồng lao động.
         Căn cứ thang, bảng lương và quy chế lương thưởng tại Công ty, người lao động trong trường hợp bị xử lý kỷ luật cách chức, được nhận lương theo vị trí công việc đảm nhận trong thời gian chịu xử lý kỷ luật và theo vị trí công việc mới đảm nhận sau khi được xóa kỷ luật.

10. Về việc bố trí cho người lao động làm việc vào ngày lễ 02/9:
         Trả lời văn bản của một số doanh nghiệp thắc mắc về việc bố trí cho người lao động làm việc vào ngày lễ 02/9, Ban Quản lý có ý kiến như sau:
         Việc Công ty bố trí cho người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ hàng năm (ngày 02, 03 và 04/9/2021) và trả lương theo quy định tại Điều 98, Tải về Bộ luật lao động năm 2019 là phù hợp với quy định của pháp luật lao động hiện hành. Thời gian làm thêm giờ vào những ngày nêu trên Công ty thực hiện theo quy định tại Điều 107, Bộ luật lao động năm 2019 và quy định tại khoản 4, Điều 60, Nghị định 145/2020/N​Đ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
11. Về việc chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm đối với lao động trong thời gian thử việc và lao động nước ngoài:
        Trả lời văn bản của một số doanh nghiệp thắc mắc về việc chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm đối với lao động trong thời gian thử việc và lao động nước ngoài, Ban Quản lý có ý kiến như sau:
​           Đối với trường hợp người lao động đang trong thời gian thử việc hoặc có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động dưới 12 tháng thì không thuộc trường hợp phải chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.
          Đối với trường hợp người lao động nước ngoài thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp thì khoảng thời gian Công ty chi trả này được xem là thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, khi người lao động nghỉ việc, Công ty căn cứ quy định tại Điểm , Khoản 3, Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ để thực hiện việc chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương


Lượt người xem:  Views:   3946
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

FriendlyName

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio
Tin Tức