a. Tóm lượt quá trình hình thành
Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, tiền thân là Ban Quản lý KCN Sông Bé được thành lập vào ngày 15/11/1995.
Từ ngày 01/01/1997, Sông Bé được tách ra làm 02 tỉnh Bình Dương và Bình Phước thì Ban Quản lý cũng được đổi tên thành Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, được sử dụng con dấu hình quốc huy và thực hiện chức năng quản lý trực tiếp các KCN trên địa bàn tỉnh, trừ KCN Việt Nam – Singapore và một số chức năng quản lý nhà nước theo ủy quyền quy định tại Điều 27 Quy chế KCN ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ. Ban Quản lý các Khu công nghiệp là cơ quan dự toán cấp I thuộc Trung ương. Từ năm 2001 đến nay, theo Quyết định số 100/TTg ngày 17/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh.
b. Tóm lượt quá trình phát triển
Tổ chức, bộ máy của Ban Quản lý ngày một đã hoàn thiện. Ban Quản lý đã đào tạo đội ngũ CBCC có trình độ và năng lực đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong thời kỳ đổi mới.
Tổ chức bộ máy: Từ khi thành lập với bộ khung là 3 cán bộ lãnh đạo và 25 biên chế được Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ cho phép). Năm 1996, Ban Quản lý bắt đầu tuyển dụng CBCC vào làm việc và bố trí vào các bộ phận như: Văn phòng, Phòng Quy hoạch và Kinh tế, Phòng Quản lý Đầu tư, Phòng Đại diện. Phòng Đại diện tại KCN là mô hình đầu tư của cả nước áp dụng tại Bình Dương và sau đó được nhân rộng và hợp lý hóa bằng văn bản pháp luật của Chính phủ.
Sau khi có Thông tư số 151/TT-TCCP ngày 14/8/1997 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn công tác tổ chức bộ máy và tiền lương của Ban Quản lý KCN cấp tỉnh, tổ chức bộ máy của Ban Quản lý đã dần hoàn thiện với 5 phòng nghiệp vụ và 1 đơn vị sự nghiệp có thu là: Văn phòng, Phòng Quản lý Quy hoạch – Đầu tư và Môi trường, Doanh nghiệp, Lao động, Đại diện và Trung tâm Giới thiệu việc làm KCN.
Từ năm 2003 đến nay, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý có 10 phòng nghiệp vụ: Văn phòng, Phòng Quản lý Quy hoạch và Xây dựng, Phòng Quản lý Đầu tư, Phòng Quản lý Doanh nghiệp, Phòng Quản lý Môi trường, Phòng Quản lý Lao động, Phòng Đại diện số 1, số 2, số 3, số 4 và đơn vị sự nghiệp Trường Trung cấp nghề KCN Bình Dương. Tổng số lao động hiện nay là 72 người, gồm 54 công chức, 28 viên chức.
Ngày 22/5/2020, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương được thành lập
theo Quyết định số 692/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc sáp nhập Ban
Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore vào Ban Quản lý các Khu công
nghiệp Bình Dương, thay thế Quyết định số 751/TTg ngày 15/11/1995 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp Sông Bé và bãi bỏ Quyết
định số 870/TTg ngày 18/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban
Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore.
Tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP
ngày 22/05/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh
tế; Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 03/9/2015 của liên bộ Bộ
Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Quyết
định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban
hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Quản lý
các Khu công nghiệp Bình Dương; Quyết định số 28/2017/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phân
cấp cho Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở,
thiết kế xây dựng và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công công trình, dự án đầu
tư trong các khu công nghiệp (trừ công
trình thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Xây dựng, Bộ Quản lý công trình xây
dựng chuyên ngành); ủy quyền của các huyện thị về môi trường; các Biên bản ủy
quyền về việc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong các
Khu công nghiệp Bình Dương của UBND tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Bình Dương, UBND các huyện, thị, thành phố với Ban Quản lý các Khu công nghiệp
Bình Dương.
Về cơ cấu tổ chức: Lãnh đạo Ban Quản lý gồm Trưởng ban
và 2 Phó Trưởng ban; bộ máy giúp việc gồm 8 Phòng, cụ thể: Văn phòng, Phòng
Quản lý: Quy hoạch và Xây dựng, Đầu tư, Môi trường, Lao động, Doanh nghiệp; các
Phòng Đại diện số: 1,2.
Tổng số biên chế hiện có là 60/66 biên chế được giao
(trong đó có 3 hợp đồng Nghị định 68).
Hiện nay, Ban Quản lý được Tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của
Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.