Tham dự cuộc họp có đại diện một số sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, chủ đầu tư các KCN trên địa bàn tỉnh.
Theo
báo cáo, đến nay tỉnh có 28 KCN, trong đó, Ban Quản lý các KCN Bình
Dương được giao quản lý 25 KCN tập trung với tổng diện tích quy hoạch
trên 7.674,23 ha (KCN Mai Trung 51ha đang làm thủ tục đưa ra khỏi quy
hoạch KCN theo Công văn số 173/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ). Các KCN
hiện đã giải tỏa đền bù đạt 93% tổng diện tích được quy hoạch; đã đầu
tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật với tổng vốn lũy kế đến nay là
9.444,78 tỷ đồng, đạt 73,33% tổng số vốn được duyệt. Hầu hết hệ thống
giao thông được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch, một số trục đường phụ
được đầu tư theo tiến độ cho thuê lại đất, đồng bộ với đầu tư hệ thống
cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa. Đặc biệt 100% các KCN đi vào hoạt
động đều đầu tư nhà máy xử lý nước thải (hiện có 30 nhà máy xử lý nước
thải với tổng công suất khoảng 93.100m3/ngày đêm), hệ thống
thu gom nước thải, đảm bảo xử lý nước thải do các doanh nghiệp KCN thải
ra. Tổng diện tích đất công nghiệp được phép cho thuê của 25 KCN đi vào
hoạt động là 5.349,23ha. Các KCN đã cho thuê được 3.172,48ha, đạt tỷ lệ
lấp kín 59%. Tính đến nay, các KCN đã thu hút 453 dự án trong nước với
tổng vốn đầu tư đăng ký 36.803,7 tỷ đồng và 1.151 dự án nước ngoài với
tổng vốn đầu tư đăng ký 9,65 tỷ đô la Mỹ.
Khu Công nghiệp và Đô thị Bàu Bàng
Theo
quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, Bình
Dương có tất cả 34 KCN với tổng diện tích dự kiến quy hoạch 14.790ha.
Đối với các KCN đang hoạt động đầu tư hoàn thiện và duy tu, bảo dưỡng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, hệ thống điện, chiếu sáng, cấp nước,
thoát nước, cây xanh) theo quy hoạch. Các KCN phía Nam (Sóng Thần 1 và
2, Đồng An, Việt Hương, Tân Đông Hiệp A và B, Bình Đường, Bình An) sẽ
chuyển dịch các hoạt động sản xuất sang dịch vụ kho bãi, logistic hoặc
liên kết tạo thành chuỗi sản xuất công nghệ sinh thái; khuyến khích đổi
mới quy trình sản xuất hiện nay sang sử dụng quy trình sản xuất áp dụng
công nghệ cao hoặc chuyển đổi ngành nghề sang sản xuất sản phẩm công
nghệ cao. Các KCN trong Khu Liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ (Đại
Đăng, Kim Huy, Phú Tân, Sóng Thần 3) sẽ điều chỉnh lại quy hoạch chi
tiết giảm diện tích đất KCN chuyển sang đất đô thị dịch vụ. Đồng thời
định hướng thu hút và chuyển dịch dự án sản xuất liên kết tạo thành
chuỗi sản xuất công nghệ sinh thái; thu hút các dự án sản xuất sử dụng
quy trình sản xuất áp dụng công nghệ cao hoặc sản xuất sản phẩm công
nghệ cao.
Đối với các KCN được quy
hoạch mới đến năm 2020 (Lai Hưng, Cây Trường, Bình Dương Riverside ISC,
Tân Lập I, Vĩnh Lập) và các KCN mở rộng (Rạch Bắp, Bàu Bàng, Đất Cuốc,
Nam Tân Uyên) sẽ lựa chọn một số KCN thực hiện quy hoạch mô hình KCN
chuyên ngành khai thác lợi thế của địa phương, tỉnh.
Ông Trần Thanh Liêm-Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp
Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Trần Thanh
Liêm-Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, chậm nhất cuối tháng 9/2016, chủ đầu tư
các KCN phải lập phương án điều chỉnh quy hoạch diện tích đất KCN theo quy hoạch
đã được Chính phủ phê duyệt. Trong quá trình thực hiện quy hoạch các KCN cần đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ; chú trọng vấn đề quản lý và bảo
vệ môi trường.
www.binhduong.gov.vn