Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại
nhiều địa phương trên cả
nước. Tính đến hết tháng
8/2017, đã ghi nhận hơn 100.000 trường hợp
mắc sốt xuất huyết, trong đó có 24 trường hợp tử vong; đối với bệnh tay chân miệng, đã có 34.000 trường hợp
mắc, chưa có trường hợp tử vong.
Tại Bình
Dương, tính đến hết tháng 8/2017 đã có 4.195 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 03
trường hợp tử vong, tăng 1,59 lần so với cùng kỳ năm 2016; số mắc bệnh tay chân
miệng là 2.240 trường hợp, tăng 3,9 lần so cùng kỳ năm 2016, chưa có trường hợp
tử vong. Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa
bàn tỉnh trong những tháng cuối năm và thời gian tới là rất cao.
Nguyên nhân của sự gia tăng dịch bệnh thời gian qua là do
mùa hè đến sớm, nhiệt độ trung bình tại hầu hết các khu vực cao hơn những năm
trước, dẫn đến muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển mạnh; tập quán tích
trữ nước của người dân chưa được thay đổi; tốc độ đô thị hóa nhanh; môi trường tại
các công trình xây dựng, nhà trọ, nhất
là tại các khu vực đất trống gần khu dân cư không được kiểm soát, quan tâm
xử lý đúng mức dẫn đến phát sinh các ổ lăng quăng/bọ gậy của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, Zika; bên cạnh đó sự chủ động, tham
gia của người dân và các ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch
bệnh tại một số địa phương chưa cao; việc triển khai biện pháp phun hóa chất và
diệt lăng quăng ở khu vực thành thị gặp nhiều khó khăn, không triệt để; việc quan tâm hỗ trợ kinh phí
tại một vài địa phương
chưa đáp ứng đầy đủ cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
Để chủ động ngăn chặn không để dịch bệnh sốt xuất huyết
lan rộng, kéo dài, khống
chế tiến tới giảm thiểu số mắc và chết do sốt xuất huyết, tay chân miệng trên
địa bàn tỉnh, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị,
thành phố chỉ đạo các cấp chính quyền và các ban, ngành đoàn thể
tuyên truyền, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt muỗi,
diệt lăng quăng/bọ gậy trên địa
bàn, đặc biệt tại các công trường xây dựng, nhà trọ, các bãi rác công cộng, tại các vựa
vật liệu phế thải…; phân công cụ thể nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị
trấn về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm
tra, giám sát các điểm nguy cơ về dịch bệnh trên địa bàn; xử phạt các tổ chức,
cá nhân không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y
tế. Bố trí kinh phí kịp thời, đầy đủ cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Chỉ đạo ngành Công an tăng cường phối
hợp cùng các ngành chức năng trong quản lý, vận động, tuyên truyền các chủ nhà
trọ thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết. Chỉ đạo ngành Y tế giám sát chặt
chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện, tổ chức cấp cứu
điều trị người bệnh kịp thời.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố chỉ đạo quyết liệt và chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn.
2. Giám đốc Sở Y tế
chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các địa phương, đơn vị về giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện
pháp dự phòng và điều trị bệnh sốt xuất huyết; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế
về công tác chẩn đoán, điều trị; bảo đảm đủ phương tiện, vật tư, trang thiết bị, sẵn
sàng tổ chức thu dung cấp cứu, điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất trường hợp
tử vong.
3. Sở Thông
tin và Truyền thông, Đài Phát
thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương và các cơ quan truyền thông đại chúng phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế tuyên
truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình dịch bệnh và các biện
pháp để người dân chủ động, tích cực trong việc phòng chống; đồng thời đến ngay cơ sở y
tế để khám, điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh.
4. Sở Giáo
dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc huy động giáo viên, học sinh, sinh viên
tích cực tham gia diệt lăng quăng/bọ gậy tại các trường học, gia đình, cơ quan và cộng đồng. Chỉ đạo quyết liệt các cơ sở giáo
dục triệt để thay đổi mô hình lớp học xanh (dùng hoa giả trang trí lớp học thay
cho các bình hoa, trầu bà chứa nước hiện nay để tránh tạo thành ổ lăng quăng/bọ
gậy), nhất là tại các trường tiểu học, mầm non. Phối hợp cùng ngành Y tế trong
việc tuyên truyền, vận động vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân phòng chống
bệnh tay chân miệng, đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong năm học mới.
5. Sở Tài
chính bố trí kịp thời, đủ kinh
phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
6. Các đơn vị lực lượng
vũ trang trên địa bàn tỉnh: tích cực phối hợp cùng ngành Y tế và chính quyền
địa phương trong vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh.
7. Ban Quản lý các khu
công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore; các cơ
quan, đơn vị Trung ương đóng quân trên địa bàn tỉnh: phối hợp chặt chẽ cùng
ngành Y tế trong hoạt động vận động, tuyên truyền cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
phòng chống bệnh; thường xuyên tổ chức diệt lăng quăng/bọ gậy hàng tuần tại đơn
vị.
8. Đề nghị Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội
Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội
Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn chỉ đạo các
cấp cơ sở chủ động thực hiện và tích cực vận động Hội viên, Đoàn viên và người
dân tham gia phòng, chống dịch
bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy.
Sở Y tế
chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát; theo dõi, đôn đốc và tổng hợp báo cáo Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết
quả thực hiện Chỉ thị này
(Đính kèm file Chỉ thị) Tải về 17-CT.signed.pdf
Văn phòng Ban