Theo
đó, để chủ động trong công tác phòng, tránh, ứng phó với mọi tình
huống, giảm thiểu tối đa các thiệt hại do ảnh hưởng của Bão số 16, Ban
Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề nghị các sở,
ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố khẩn trương triển khai
ngay phương án phòng, tránh, ứng phó với bão tại mỗi đơn vị, địa phương
nhằm chủ động ứng phó ảnh hưởng của Bão số 16 trên địa bàn tỉnh. Khẩn
trương thực hiện các biện pháp theo phương án phòng, tránh, ứng phó khi
áp thấp nhiệt đới, bão, bão mạnh đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Bình Dương đã
được ban hành theo Quyết định số 2733/QĐ-UBND ngày 23/10/2015 của UBND
tỉnh.Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng,
vật tư, phương tiện để chủ động phòng, tránh, ứng phó, khắc phục kịp
thời khi xảy ra các tình huống thiệt hại do lốc xoáy, mưa to, xả tràn hồ
chứa gây ra.
Kiểm tra, hướng dẫn
chằng chống nhà cửa, kho tàng, hệ thống lưới điện, thông tin, cơ sở dịch
vụ du lịch, chặt tỉa cành cây và các công trình công cộng, dân sinh
khác để đảm bảo an toàn.
Rà soát các
khu vực xung yếu, khu nuôi trồng thủy sản, khu dân cư tại những vùng
trũng, thấp có nguy cơ ngập lụt, sạt lở ven sông, suối. Chuẩn bị phương
án di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn theo phương án Phòng chống thiên
tai – Tìm kiếm cứu nạn. Khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu, thủy sản
theo phương châm xanh nhà hơn già đồng.
Chuẩn bị sẵn sàng, bố trí tối đa lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.
Kiểm
tra, rà soát vận hành đảm bảo an toàn hệ thống đê bao, bờ bao, công
trình thủy lợi, tiêu thoát nước, hồ đập, cản dâng nước…, nhất là các hồ
đã tích đầy hoặc gần đầy nước; triển khai các phương án đảm bảo an toàn
đập, phương án phòng, chống lũ lụt cho vùng hạ du các hồ chứa, chủ động
điều tiết nước hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. Có
phương án phối hợp đơn vị quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn đảm
bảo an toàn công trình khi có mưa lũ.
Chỉ
đạo các chủ đầu tư các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, cấp
thoát nước đang thi công phải có phương án đảm bảo an toàn về người và
phương tiện, thiết bị vật tư thi công, đồng thời cảnh báo cho người dân
biết các khu vực nguy hiểm để phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra.
Tăng
cường lực lượng trực ban nghiêm túc 24/24h, thường xuyên theo dõi chặt
chẽ tình hình diễn biến thời tiết, các bản tin dự báo của Trung tâm Dự
báo Khí tượng thủy văn Trung ương, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ
và Đài khí tượng thủy văn tỉnh, xả tràn các hồ chứa quốc gia để ứng phó
kịp thời. Thông tin rộng rãi tình hình diễn biến của bão và chỉ đạo ứng
phó của các cấp chính quyền đến từng ấp, khu phố, người dân, đặc biệt
người dân ở vùng trũng thấp, ven sông và hạ lưu các hồ chứa để người dân
biết và sẵn sàng ứng phó trước các tình huống thiên tai bất thường.
Đài
Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương và các cơ quan
thông tấn-báo chí trên địa bàn tỉnh thường xuyên cập nhật thông tin về
diễn biến của Bão số 16; tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin về
diễn biến của bão và các biện pháp ứng phó và chỉ đạo của Trung ương,
tỉnh cho toàn thể cộng đồng nhân dân trên địa bàn biết để chủ động
phòng, tránh, ứng phó an toàn và thực hiện theo hướng dẫn, bố trí của cơ
quan chức năng và chính quyền địa phương.
Các
thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
tổ chức đi kiểm tra trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, rà soát công tác phòng,
chống ứng phó bão tại địa bàn phụ trách các huyện, thị và thành phố Thủ
Dầu Một. Các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh, các ngành, địa
phương ngừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung nhân lực theo
dõi và ứng phó một cách hiệu quả.
Đề
nghị các sở, ban, ngành tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm
kiếm cứu nạn các huyện, thị, thành phố khẩn trương triển khai thực
hiện, báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm
cứu nạn tỉnh thông qua Văn phòng thường trực theo địa chỉ: Chi cục Thủy
lợi, số 89 đường Đoàn Thị Liên, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương, điện thoại 0274.3829.389; Email: vpttbchpclb@binhduong.gov.vn.
Theo tin từ Trung tâm
dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 04 giờ ngày 24/12, vị trí tâm bão ở
vào khoảng 8,2 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần
đảo Trường Sa) khoảng 340km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão
mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển
chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h) và có khả năng mạnh
thêm. Đến 04 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ
Kinh Đông, trên khu vực phía Đông quần đảo Trường Sa, cách Côn Đảo 380km về
phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật
cấp 15. Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc
độ di chuyển nhanh (20-25km/h). Đến 16 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng
8,8 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu
đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ),
giật cấp 15. Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng
Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h), đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa –
Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 13 và yếu dần. Đến
04 giờ ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,0 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh
Đông, trên khu vực các tỉnh từ Cà Mau và Kiên Giang. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần
tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11, sóng biển cao 7-9m. Trong 48 đến
72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh
(20-25km/h).
Nguồn: binhduong.gov.vn