Tin Tức
Thứ 4, Ngày 22/02/2012, 01:44
Xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT đã đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
22/02/2012
(BDIZA) – Tại Hội nghị tổngkết 20 năm xây dựng và phát triển Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX),Khu kinh tế (KKT), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung đã tổngkết những kết quả nổi bật nhất về hoạt động của các KCN, KCX, KKT trên các lĩnhvực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương.

Các KCN, KCX, KKT được hình thành và phát triển xuất phát từ chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc quy hoạch các vùng tập trung phát triển công nghiệp, vùng lãnh thổ kinh tế gắn với các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo đột phá trong phát triển công nghiệp, phát triển vùng phục vụ mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.



Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung báo cáo tổng kết tình hình KCN, KCX, KKT 20 năm đổi mới và phát
Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, qua 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT đã đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Các KCN, KCX được hình thành và phát triển theo một quy hoạch thống nhất của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tính đến cuối tháng 12/2011, cả nước đã có 283 KCN, KCX được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố cả nước. KCN, KCX đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong 20 năm qua, với các chính sách ưu đãi, những điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và thủ tục hành chính giản đơn, các KCN, KCX đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối tháng 12/2011, các KCN, KCX đã thu hút được 4.113 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 59,6 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 27 tỷ USD, bằng 45% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào KCN, KCX chiếm từ 35-40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước, trong đó các dự án FDI về sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp cả nước.

Riêng trong năm 2011, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký vào các KCN, KCX đạt 6,5 tỷ USD; tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 7,3 tỷ USD; tương đương 44% và 67% tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện của cả nước trong năm 2011.

KCN, KCX đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước. Các KCN, KCX có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động.

Trong quá trình xây dựng và phát triển KCN, KCX, có thể nói những thành tựu, đóng góp của các KCN, KCX vào phát triển kinh tế đất nước là cơ bản, nổi bật. Tuy nhiêncác KCN, KCX vẫn còn những hạn chế, khó khăn. Chất lượng công tác quy hoạch KCN và triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt còn chưa chưa tốt, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa tính tới yếu tố liên kết vùng và ngành, đáp ứng kịp yêu cầu phát triển. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Công tác bảo vệ môi trường KCN còn bất cập. Vấn đề lao động, việc làm, đời sống công nhân trong KCN, KCX còn nhiều khó khăn, cơ chế, chính sách đối với KCN, KCX vẫn còn nhiều điểm vướng mắc cần tiếp tục hoàn thiện.

Để tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những khó khăn vướng mắc, cản trở đối với sự phát triển của các KCN, theo Thứ truởng Nguyễn Văn Trung, cần xây dựng quan điểm, định hướng phát triển KCN, KCX trong thời gian tới.


Các KCN, KCX cần xây dựng và phát triển theo một số định hướng sau:

Xây dựng, triển khai quy hoạch KCN gắn với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành; Phát triển về số lượng và quy mô KCN cần phù hợp và hài hoà với điều kiện phát triển thực tế của địa phương, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất KCN, kiên quyết không phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định.

Cần xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN, nâng cao chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hướng xây dựng một cách đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với hệ thống tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN, hướng tới hình thành nhiều KCN có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.

Phải cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào KCN, tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của Việt Nam. Tăng cường tính liên kết ngành trong phát triển KCN để hình thành các KCN liên kết ngành nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Phải Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường,tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường trong các KCN gắn với việc xử lý vi phạm một cách kiên quyết, dứt điểm; đồng thời xem xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

Phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong KCN phù hợp với điều kiện thực tếcủa đất nước; Chú trọng, đào tạo nghề cho thanh niên khu vực nông thôn, nhất là các vùng nông thôn bị thu hồi đất làm KCN.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN,điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách hiện hành về KCN, KKT theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền từ Trung ương tới địa phương; có cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên với các chế tài xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm. Các Bộ, ngành khi tổ chức xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật chuyên ngành cần dựa trên cơ sở thống nhất với pháp luật về KCN tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản pháp luật.

 

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)

Tính hết năm 2011, trên cả nước đã có 18 KKT ven biển được thành lập với tổng diện tích 662.249 ha, trong đó 10% diện tích đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại là các ngành tạo ra giá trị sản xuất cho KKT ven biển.

Vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng cũng đã đạt đuợc những kết qủa khả quan. Tổng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ hạ tầng KKT ven biển đến hết năm 2011 là 11.361 tỷ đồng, trong đó bố trí kế hoạch năm 2011 là 1.885 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các KKT ven biển cũng huy động được nguồn vốn khá lớn từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển hệ thống hạ tầng như: cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, hạ tầng cảng biển và các công trình hạ tầng và tiện ích phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong KKT ven biển.

Đến hết năm 2011, tổng số vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các KKT ven biển trên cả nước là gần 250.000 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư trong nước khoảng 75.000 tỷ đồng (chiếm 30% tổng vốn đầu tư), vốn đầu tư nước ngoài đạt xấp xỉ 175.000 tỷ đồng (chiếm 70% tổng vốn đầu tư).

Trong thời gian qua, việc thu hút vốn đầu tư vào KKT ven biển bước đầu đạt những kết quả khả quan. Lũy kế đến nay, các KKT ven biển đã thu hút được hơn 31 tỷ USD vốn FDI và gần 564 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tổng diện tích đất đã cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất trong KKT ven biển khoảng trên 20.000 ha, chiếm gần 40% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong KKT ven biển; trong đó có khoảng 7.000 ha đã triển khai các dự án thứ cấp.

Các KKT ven biển mặc dù được thành lập chưa lâu nhưng đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của địa phương. Riêng trong năm 2011, các KKT ven biển đạt tổng doanh thu khoảng 8 tỷ USD, xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 20 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh các lợi ích kinh tế, các KKT ven biển còn tạo điều kiện cho các địa phương giải quyết việc làm, thu hút lao động có trình độ tay nghề cao. Đến nay, các KKT ven biển đã giải quyết việc làm cho khoảng 30 nghìn lao động.

Trong những năm qua, các thành tựu trong phát triển kinh tế tại các KKT cửa khẩu đã mang lại những tác động tích cực và làm tăng vị thế của các tỉnh có KKT cửa khẩu. Quá trình phát triển các KKT cửa khẩu đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KKT cửa khẩu theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Các thành tựu nổi bật được thể hiện qua số liệu xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thu ngân sách.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các KKT cửa khẩu tăng trưởng khá qua các năm, năm 2010 đạt hơn 5,4 tỷ USD ( trong đó xuất khẩu đạt 2,93 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2005 và nhập khẩu đạt 2,51 tỷ USD, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2005). Trong giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu qua KKT cửa khẩu đều đạt trên 25%, cao hơn nhiều so với tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu chung của cả nước.

Các KKT cửa khẩu cả nước hiện thu hút được khoảng gần 70 dự án FDI với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 700 triệu USD và khoảng 500 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 40 nghìn tỷ đồng . Tổng thu ngân sách Nhà nước qua các KKT cửa khẩu năm 2010 đạt khoảng 4800 tỷ đồng.

Việc phát triển các KKT cửa khẩu đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đời sống nhân dân địa phương được nâng cao, cơ sở hạ tầng được cải thiện, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, gắn bó với biên giới. Thu nhập bình quân của dân cư trong KKT cửa khẩu được cải thiện rõ rệt.

Tình hình đầu tư kết cấu hạ tầng, tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ hạ tầng KKT cửa khẩu từ năm 2004 đến năm 2011 là 3.926 tỷ đồng. Nhìn chung, số vốn hỗ trợ có mục tiêu hàng năm đã được các tỉnh tập trung đầu tư cho các công trình xây dựng đường giao thông, công trình thoát nước, điện chiếu sáng, bãi kiểm hóa, trạm kiểm soát liên hợp... và xây dựng hạ tầng khu thương mại - công nghiệp phục vụ sản xuất và kinh doanh tại KKT cửa khẩu.

Do thời gian phát triển chưa lâu, vừa triển khai vừa nghiên cứu, rút kinh nghiệm nên bên cạnh một số kết quả bước đầu đã đạt được, trong thời gian qua các KKT đã bộc lộ một số khó khăn, hạn chế trong quá trình hoạt động như:

Quy hoạch, thành lập KKT chưa thực sự phù hợp với điều kiện, tiềm năng thực tế, chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển, còn mang nhiều tính cục bộ, chưa được xem xét một cách tổng thể hài hòa lợi ích quốc gia.

Kết cấu hạ tầng các KKT chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển. Các KKT chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Do nguồn ngân sách Trung ương hạn chế, trong khi đó nhu cầu đầu tư phát triển của các KKT là rất cao. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do biến động về giá cả.

Thu hút đầu tư vào các KKT gặp nhiều khó khăn, đóng góp của các KKT vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương còn khiêm tốn. Do thời gian phát triển chưa lâu nên kết quả thu hút đầu tư của các KKT còn khiêm tốn, chưa thu hút được các dự án nhằm thúc đẩy sự phát triển của các KKT.

Các KKT chưa được định hướng thu hút các ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh, chưa tạo được sự liên kết, tương hỗ trong quá trình hoạt động.

Quy hoạch nguồn nhân lực gắn với ngành nghề thu hút đầu tư trong các KKT chưa được chú trọng. Hiện nay ở một số KKT mới chỉ thu hút được một số dự án lớn nhưng đã thiếu nguồn nhân lực làm việc cho các dự án này.

Chủ trương, quy hoạch phát triển KKT giai đoạn tới: Việc phát triển thêm hoặc mở rộng KKT phải được cân nhắc cẩn trọng về bố trí nguồn lực, tiềm năng phát triển và lợi ích quốc gia. Trong giai đoạn tới, từ cấp Trung ương tới cấp địa phương cần thống nhất quan điểm không nên phát triển thêm KKT mà cần tập trung cơ chế, chính sách, nguồn lực để nâng cao hiệu quả của các KKT đã thành lập.

Đối với các KKT đã thành lập cần xem xét xây dựng tiêu chí phân loại các KKT để tập trung đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng của một số KKT có nhiều tiềm năng, lợi thế hơn so với các KKT khác để phát triển đi trước một bước, tạo tác động tích cực lan tỏa tới khu vực xung quanh.

Đối với các KKT có trong Quy hoạch phát triển KKT ven biển và KKT cửa khẩu đến năm 2020 nhưng chưa được thành lập thì cần xác định thời điểm phát triển thích hợp căn cứ vào nguồn lực và khả năng, điều kiện phát triển của từng địa phương.

Xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư, huy động tổng hợp các nguồn vốn ODA, FDI, Ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ và nhiều hình thức đầu tư như đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, BT, BOT, mô hình đối tác công tư (PPP)…để tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong các KKT để tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các KKT. Tăng cường tính chủ động của địa phương trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KKT, tránh tình trạng chỉ trông chờ vào nguồn hỗ trợ ngân sách Trung ương.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực hiện đã thu hút được và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong các KKT để làm tiền đề cho việc hình thành khu vực phát triển công nghiệp chiến lược trong các KKT và thu hút các nhà đầu tư khác.

Xây dựng chiến lược, định hướng, kế hoạch thu hút đầu tư và vận động xúc tiến đầu tư cụ thể, thống nhất có trọng tâm, trọng điểm; trong đó xác định cơ cấu đầu tư, dự án động lực phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Trải qua 20 năm, song hành cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chủ trương hình thành các KCN, KCX, KKT với ý nghĩa là các trung tâm sản xuất công nghiệp, dịch vụ có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Các KCN, KCX, KKT hiện đang là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực khác nhau với các sản phẩm đa dạng được xuất khẩu toàn cầu, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trong bản đồ địa kinh tế của khu vực và thế giới./.


Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1353/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020", trong đó xác định rõ phương hướng chung hình thành hệ thống 15 KKT ven biển, bao gồm: Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Đông Nam Nghệ An (Nghệ An), Vũng áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Chân Mây-Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Nam Phú Yên (Phú Yên), Vân Phong (Khánh Hòa), đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang), Định An (Trà Vinh), và Năm Căn (Cà Mau).

Năm 2010 bổ sung thêm 03 KKT ven biển vào Quy hoạch là: KKT Đông Nam tỉnh Quảng Trị; KKT ven biển Thái Bình tỉnh Thái Bình; và KKT Ninh Cơ tỉnh Nam Định. Như vậy, hiện có 18 KKT ven biển được phê duyệt trong Quy hoạch phát triển KKT ven biển của cả nước đến năm 2020 với tổng diện tích mặt đất và mặt nước 730.553 ha (tương đương 7305,53 km2), bằng khoảng 2,2% tổng diện tích của cả nước.




(Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Lượt người xem:  Views:   2520
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

FriendlyName

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio
Tin Tức