Tiêu
chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước
Nghị
định số 29/2024/NĐ-CP ngày 6/3/2024 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn chức danh
công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước có hiệu lực từ
1/5/2024.
Nghị
định quy định tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh
đạo, quản lý gồm: tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng; tiêu chuẩn về đạo đức, lối
sống, ý thức tổ chức kỷ luật; tiêu chuẩn về trình độ; tiêu chuẩn về năng lực và
uy tín; tiêu chuẩn về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác.
Nghị
định 29/2024/NĐ-CP quy định cụ thể các tiêu chuẩn đối với từng chức danh công
chức lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ, thuộc tổng cục và của cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
9 loại hàng nguy hiểm
Có
hiệu lực từ 15/5/2024, Nghị định số 34/2024/NĐ-CP ngày 31/3/2024 của Chính phủ
quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa.
Nghị
định 34/2024/NĐ-CP nêu rõ: Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy
hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới
tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Tùy
theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại.
Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình
quân từ 15/5
Phó
Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024
quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo
đó, về nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân, hằng năm, sau khi kiểm tra
chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá
bán điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan
thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối -
bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực,
dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và điều hành - quản lý ngành) và việc phân bổ các
khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
Trong
năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí
khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ
theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác
chưa được tính vào giá điện.
Khi
giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện
hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.
Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với
giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng
(V) Trích nguồn từ baochinhphu.vn