Theo đó, Nghị định quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động về cấp giấy phép lao động (GPLĐ) cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, việc trục xuất lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động. Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm: Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; Người sử dụng người lao động nước ngoài (LĐNN), được quy định cụ thể tại Điều 2 Nghị định 102.
Điểm mới của nghị định này là mở rộng đối tượng được cấp GPLĐ. Theo đó, ngoài 6 đối tượng vào làm việc tại Việt Nam theo quy định hiện hành (gồm: thực hiện hợp đồng lao động; di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp (DN); thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính...; nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; chào bán dịch vụ; làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài), Nghị định 102/CP mở rộng thêm 4 đối tượng, gồm: tình nguyện viên; người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; người tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam. Trong đó, tình nguyện viên là người làm việc theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương; lao động kỹ thuật là người đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật ít nhất 1 năm và đã làm việc ít nhất 3 năm trong chuyên ngành được đào tạo.
Đối với người sử dụng LĐNN, bên cạnh các đối tượng quy định trước đây (DN hoạt động theo Luật DN, Luật Đầu tư; nhà thầu trong và ngoài nước tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng; văn phòng đại diện, chi nhánh DN, cơ quan, tổ chức và nhà thầu được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập; cơ quan nhà nước…), có thêm 2 đối tượng được phép sử dụng LĐNN là hội DN được thành lập theo quy định của pháp luật và hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định này, sẽ có thêm bốn đối tượng lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam, bao gồm: Tình nguyện viên; Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; Người tham gia các dự án thầu, dự án tại Việt Nam.
Nghị định quy định về cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động, trục xuất người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động. Theo đó, Nghị định xác định vị trí công việc được sử dụng người lao động nước ngoài. Hằng năm, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận cho từng người sử dụng lao động về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc.
Nghị định quy định các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; quy định về cấp giấy phép lao động; cấp lại giấy phép lao động; thu hồi giấy phép lao động, trục xuất người lao động nước ngoài.
Người sử dụng lao động muốn xin giấy phép lao động (GPLĐ) cho người lao động (NLĐ) nước ngoài phải thực hiện thủ tục theo 2 bước sau:
Bước 1: Lập báo cáo, giải trình nhu cầu lao động nước ngoài gửi đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh và xin văn bản cho phép được sử dụng lao động nước ngoài.
Trường hợp sử dụng NLĐ trong các dự án đấu thầu, việc báo cáo phải được thực hiện trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Căn cứ trên báo cáo này, UBND cấp tỉnh sẽ thực hiện giới thiệu NLĐ cho nhà thầu, trường hợp không giới thiệu được thì chủ tịch UBND sẽ xem xét việc cho phép sử dụng NLĐ nước ngoài.
Bước 2: Lập hồ sơ xin GPLĐ theo quy định tại Điều 10 trong Nghị định (bao gồm văn bản cho phép ở điều 1) và gửi đến Sở LĐ-TBXH trước ngày NLĐ bắt đầu làm việc ít nhất 15 ngày làm việc.
Sở LĐTBXH sẽ trả kết quả hồ sơ (có hay không cấp GPLĐ) trong thời hạn 10 ngày làm việc.
GPLĐ được cấp sẽ có thời hạn tối đa là 2 năm.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1-11-2013 và thay thế các Nghị định số 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 46/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực thi hành từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Đối với giấy phép lao động đang còn hiệu lực tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải đổi giấy phép lao động mới.
Xem chi tiết Nghị định 102/2013/NĐ-CP theo Tải về file đính kèm.
Nguyễn Thành Nhân