Hiện
nay, Tổng số khu công nghiệp được quy hoạch trên địa bàn tỉnh là 33 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 14.790 ha.
Trong đó, Ban Quản lý tiếp tục được giao quản lý 29 KCN, có 28 KCN đã đi vào
hoạt động.
Giai
đoạn 2023-2025, dự kiến đầu tư 02 KCN, với tổng diện tích sử dụng đất khoảng 1.000
ha; trong đó KCN chuyên ngành cơ khí với diện tích khoảng 800 ha, mục tiêu phục
vụ thu hút các ngành cơ khí ô tô để tạo tiền đề phát triển công nghiệp tỉnh
theo hướng công nghệ cao, tự động hóa ít thâm dụng lao động; bên cạnh đó thực
hiện KCN Tân Lập I với diện tích 200 ha để thu hút ngành nghề gỗ.
Giai
đoạn 2026-2030, triển khai 8 KCN tiếp theo chủ yếu trên địa bàn huyện Bắc Tân
Uyên, Dầu Tiếng và Phú Giáo nhằm phát triển toàn diện công nghiệp của tỉnh với
diện tích quy hoạch mới trên 6.000 ha.
Với chính sách ưu
đãi, những điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và thủ tục hành chính đơn
giản, các KCN đã trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư, đặc biệt là các
nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2023, các KCN
đã thu hút được: 6.033 tỷ đồng vốn đầu tư trong
nước, đạt 548% kế hoạch; thu hút 1,22 tỷ đôla Mỹ vốn đầu tư nước ngoài, đạt 111% kế hoạch.
Tính đến nay, các
KCN Bình Dương có 3.112 dự án còn hiệu lực, bao gồm 2.433 dự án có vốn đầu tư
nước ngoài và 679 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 93,796 tỷ đồng.
Hiện
nay, các KCN có 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào KCN, trong đó:
Hong Kong, Nhật Bản,
Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan dẫn đầu tổng vốn đầu tư. Ngành nghề chủ yếu là sản xuất giày da, may mặc, dệt
may, đồ điện gia dụng, điện tử, linh kiện các loại, cơ khí chế tạo, sản phẩm
nhựa plastic.
Hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp qua từng năm không ngừng tăng lên
đáng kể; mặt dù ảnh hưởng sau dịch Covid-19, khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
nhưng các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh
nghiệp đã chủ động tìm kiếm khách hàng và thị trường mới, chuyển đổi ngành nghề
và tăng vốn đầu tư.
Sau khi có Luật môi trường, đến nay, 100% KCN đều có
nhà máy xử lý nước thải tập trung. Các Chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp thực
hiện vận hành ổn định các Trạm xử lý nước thải tập trung đã đầu tư.
Các chủ đầu tư KCN đã quan tâm trồng cây xanh tập
trung và cây xanh phân tán tạo cảnh quan và bầu không khí trong lành cho KCN
theo hướng xanh, sạch, tạo mỹ quan KCN. Điều đó cho thấy các KCN thực hiện tốt
và hài hòa mục tiêu thu hút đầu tư với giải quyết vấn đề môi trường, xây dựng
và phát triển KCN theo hướng bền vững.
Ông Nguyễn Trung Tín – Trưởng ban Quản lý các KCN Bình Dương báo cáo tóm tắt tổng kết hoạt động KCN 2023, triển khai nhiệm vụ 2024
Hình ảnh Ông Trương Văn Phong – Phó Trưởng ban Quản lý các KCN Bình Dương phát biểu tại Hội nghị
Một số hình ảnh tại Hội nghị
Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Bên cạnh một số kết quả hoạt động trong năm 2023, Ban Quản lý triển
khai phương hướng nhiệm vụ trong 2024 như:
Về quy hoạch và xây dựng: Tham mưu lập Quy hoạch chung ít nhất 2 khu
công nghiệp, quy hoạch, xây dựng KCN sinh thái, KCN khoa học công nghệ của
Becamex, tiếp tục tham mưu cho tỉnh phát triển mô hình Khu công nghiệp – đô thị
- dịch vụ gắn với các đầu mối giao thông quan trọng như cao tốc Hồ Chí Minh –
Thủ Dầu Một – Chơn Thành, Vành đai 4. Từng bước nghiên cứu chuyển đổi các KCN
phía Nam thành các khu dịch vụ chất lượng cao và chuyển đổi thành các khu đô
thị mới. Thu hút đầu tư: Tổ chức cuộc họp với Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng. Đặc
biệt chú trọng đổi mới phương pháp xúc tiến đầu tư; chú trọng các ngành công
nghiệp hỗ trợ, công nghệ sạch, kỹ thuật cao; Đẩy mạnh cải cách TTHC, ISO; Thường
xuyên nắm tình hình doanh nghiệp, tham mưu Lãnh đạo tỉnh tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp.
Tại Hội nghị, Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương
Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương thay mặt lãnh đạo Tỉnh ghi nhận, đánh giá cao
và biểu dương những cố gắng, nỗ lực của tập thể Ban quản lý các khu công nghiệp
tỉnh; sự cố gắng vượt qua khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các
chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp và của các doanh nghiệp trong và ngoài
nước, đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của tỉnh. Đề nghị Ban Quản
lý tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch và đầu tư phát triển các khu công
nghiệp theo quy hoạch. Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp thu hút đầu tư. Thực
hiện tốt công tác phối kết hợp giữa Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh với
các sở ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản
lý Nhà nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là công tác quản lý về môi trường, quản
lý trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự và quản lý, cấp phép
lao động nước ngoài. Tăng cường công tác theo dõi, nắm tình hình lao động, việc
làm trong các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp. Tiếp tục tập trung đẩy mạnh
cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số. Nâng cao chất lượng tham mưu, đề
xuất cho Tỉnh ủy, UBND Tỉnh. Đề nghị các sở, ban, ngành của tỉnh trên cơ sở
quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ được giao, tích cực phối hợp, hỗ trợ cho Ban
quản lý các Khu công nghiệp tỉnh.
Kết thúc Hội nghị, Ông Nguyễn Trung Tín – Trưởng
ban Quản lý các KCN Bình Dương, đại diện tập thể Lãnh đạo Ban phát biểu tiếp
thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh, ghi nhận đánh giá cao sự phối hợp và đồng
hành của các chủ đầu tư hạ tầng, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trong
thời gian qua. Tập thể Ban Quản lý cam kết sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tiếp tục đoàn kết phấn đấu thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
trong thời gian tới.
Nguyễn Bảo Vinh