Luật Thanh tra năm 2022 gồm 08
Chương và 118 Điều, tăng 01 Chương và 40 Điều so với Luật Thanh tra năm 2010,
thay thế Luật Thanh tra năm 2010. (Luật
Thanh tra 2010 chỉ có 07 Chương và 78 Điều luật).
Bố
cục Luật Thanh tra 2022 gồm:
- Chương I: Những quy
định chung
- Chương II: Tổ chức,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
- Chương III: Thanh tra
viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
- Chương IV: Hoạt động
thanh tra
- Chương V: Thực hiện
kết luận thanh tra
- Chương VI: Phối hợp
trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra
- Chương VII: Điều kiện
bảo đảm hoạt động thanh tra
- Chương VIII: Điều
khoản thi hành
Cơ
quan thực hiện chức năng thanh tra gồm:
Theo Điều 9 Luật Thanh
tra 2022, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm:
1. Cơ quan thanh tra
theo cấp hành chính bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
c) Thanh tra quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
d) Cơ quan thanh tra tại
đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Cơ
quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
a) Thanh tra Bộ, cơ quan
ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Tổng cục,
Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);
c) Thanh tra sở.
3. Cơ
quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Cơ
quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
5. Cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Đính kèm chi tiết theo file Luật Thanh tra 2022: Tải về Luat-Thanh-tra.pdf
Nguyễn Bảo Vinh