Theo đó, một số nội dung được sửa
đổi, bổ sung cụ thể như sau:
Điều
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt
Nam
1.
Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 6 như sau:
a) Bổ
sung điểm đ vào sau điểm d khoản 1 như sau:
“đ)
Giấy tờ khác theo quy định tại điều uớc quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.”;
b)
Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3.
Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:
a)
Ảnh chân dung;
b)
Họ, chữ đệm và tên;
c)
Giới tính;
d)
Nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh;
đ)
Quốc tịch;
e) Ký
hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; cơ quan cấp; ngày, tháng, năm cấp; ngày,
tháng, năm hết hạn;
g) Số
định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân;
h)
Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với
yêu cầu đối ngoại;
i)
Thông tin khác do Chính phủ quy định.”.
2.
Sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 8 như sau:
“11.
Người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ
chức vụ từ Tùy viên trở lên, Tùy viên Quốc phòng và Phó Tùy viên Quốc phòng tại
cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên
Chính phủ, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.”.
3.
Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 15 như sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2.
Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm:
a) Hộ
chiếu phổ thông cấp lần gần nhất còn giá trị sử dụng đối với người đã được cấp
hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu còn giá trị sử dụng bị mất phải kèm đơn báo mất
hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 28 của Luật này;
b)
Bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi
chưa được cấp mã số định danh cá nhân; trường hợp không có bản sao Giấy khai
sinh, trích lục khai sinh thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra,
đối chiếu;
c)
Bản sao giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại
diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa
đủ 14 tuổi; trường hợp không có bản sao thì nộp bản chụp và xuất trình bản
chính để kiểm tra, đối chiếu.”;
b) Bổ
sung khoản 9 vào sau khoản 8 như sau:
“9.
Việc đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông được thực hiện tại trụ sở Cơ quan Quản lý
xuất nhập cảnh hoặc trên môi trường điện tử tại cổng dịch vụ công quốc gia hoặc
cổng dịch vụ công của Bộ Công an.”.
4.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều
16 như sau:
“1.
Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02
ảnh chân dung, giấy tờ liên quan quy định tại khoản 1a Điều này và xuất trình
hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
cấp.
Trường
hợp không có hộ chiếu Việt Nam, giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cấp thì xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài cấp và giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ làm căn cứ để
xác định quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
1a.
Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài bao gồm:
a) Hộ
chiếu phổ thông cấp lần gần nhất còn giá trị sử dụng đối với người đã được cấp
hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu còn giá trị sử dụng bị mất phải kèm đơn báo mất
hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 28 của Luật này;
b)
Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có
liên quan do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp có sự
thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần
nhất;
c)
Bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
trường hợp không có bản sao Giấy khai sinh, trích lục khai sinh thì nộp bản
chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
d)
Bản sao giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp
chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật
Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi; trường hợp không có bản sao thì nộp bản chụp và
xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.”.
5.
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 như sau:
“2.
Người không được phía nước ngoài cho cư trú nhưng không thuộc đối tượng điều
chỉnh của điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về nhận trở lại công dân.”.
6.
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 18 như sau:
“2.
Cấp hộ chiếu cho người không được phía nước ngoài cho cư trú nhưng không thuộc
đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về nhận trở
lại công dân được quy định như sau:
a) Cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận đề nghị từ cơ quan có thẩm quyền
nước sở tại hoặc đề nghị cấp hộ chiếu từ người không được nước ngoài cho cư
trú, 02 ảnh chân dung của người không được nước ngoài cho cư trú, tờ khai theo
mẫu đã điền đầy đủ thông tin và giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cấp (nếu có);
b)
Trường hợp vì lý do nhân đạo, khẩn cấp, nếu cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài có đủ cơ sở xác định nhân thân, quốc tịch của người đề nghị cấp hộ chiếu,
trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thể
xem xét cấp hộ chiếu;
c)
Trường hợp không thuộc quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, trong thời hạn 02
ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại
hoặc của người không được nước ngoài cho cư trú, cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài gửi thông tin của người cần được cấp hộ chiếu theo mẫu về Cơ quan
Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được
yêu cầu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xác minh, trả lời bằng văn
bản cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Trong thời hạn 02 ngày làm việc
kể từ khi nhận được kết quả trả lời của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công
an, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hộ chiếu cho công dân; trường
hợp không cấp hộ chiếu thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề
nghị biết;
d)
Sau khi cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải thông báo cho
Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để phối hợp tiếp nhận, quản lý công
dân khi về nước.”.
7.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 27 như sau:
“1.
Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất hoặc đối với trường hợp đã quá
12 tháng kể từ ngày cơ quan chức năng hẹn trả hộ chiếu mà công dân không nhận
hộ chiếu và không có thông báo bằng văn bản về lý do chưa nhận.”.
8.
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 28 như sau:
“2.
Việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
a)
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hộ chiếu phổ thông bị mất,
người bị mất hộ chiếu trực tiếp nộp hoặc gửi đơn báo mất theo mẫu cho Cơ quan
Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Công an cấp huyện, cấp xã hoặc cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại
cửa khẩu hoặc trên môi trường điện tử tại cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng
dịch vụ công của Bộ Công an. Trường hợp vì lý do bất khả kháng, thời hạn nộp hoặc
gửi đơn báo mất có thể dài hơn nhưng trong đơn phải giải thích cụ thể về lý do
bất khả kháng;
b)
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn báo mất hộ chiếu phổ
thông, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thông báo theo mẫu cho Cơ quan Quản lý
xuất nhập cảnh Bộ Công an và người gửi đơn. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an thực
hiện hủy giá trị sử dụng hộ chiếu.”.
9. Bổ
sung Điều 28a vào sau Điều 28 như sau:
“Điều
28a. Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đối với trường hợp công dân không nhận hộ
chiếu
Sau
12 tháng kể từ ngày cơ quan chức năng hẹn trả hộ chiếu mà công dân không nhận
và không có thông báo bằng văn bản cho cơ quan chức năng về lý do chưa nhận thì
cơ quan cấp hộ chiếu thực hiện việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu.”.
10.
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 32 như sau:
“2.
Người đề nghị khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu điền đầy đủ thông tin vào tờ
khai theo mẫu kèm theo hộ chiếu và nộp trực tiếp tại Cơ quan Quản lý xuất nhập
cảnh Bộ Công an hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận
lợi hoặc trên môi trường điện tử tại cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch
vụ công của Bộ Công an.”.
11.
Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 33 như sau:
“a)
Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng;”.
12.
Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 41 như sau:
“b)
Nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh;”.
13.
Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 45 như sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung khoản 10 như sau:
“10.
Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt
Nam; chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng đề xuất ký kết điều ước
quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến tiếp nhận công dân Việt Nam không
được phía nước ngoài cho cư trú; phối hợp với Bộ Ngoại giao đề xuất ký kết điều
ước quốc tế liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.”;
b) Bổ
sung khoản 13 vào sau khoản 12 như sau:
“13.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện các quy
định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trên môi trường điện tử theo
quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.”.
14.
Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 46 như sau:
“7.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đề xuất ký kết điều ước quốc tế
liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; phối hợp với Bộ Công
an, Bộ Quốc phòng đề xuất ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan
đến tiếp nhận công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú.”.
15.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 49 như sau:
“1.
Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ công tác cấp,
quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử.
2.
Hướng dẫn các Bộ, cơ quan có liên quan sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số
chuyên dùng công vụ phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện
tử.”.
Điều
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú
của người nước ngoài tại Việt Nam
1.
Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 như sau:
“3.
Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần; thị thực cấp cho trường hợp quy
định tại điểm b khoản 2 Điều này có giá trị một lần.”.
2.
Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9 như
sau:
“1.
Thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.
2.
Thị thực ký hiệu HN, DL, EV có thời hạn không quá 90 ngày.
3.
Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 180 ngày.
4.
Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3,
DH, PV1, PV2, TT có thời hạn không quá 01 năm.”.
3.
Sửa đổi, bổ sung Điều 19a như sau:
“Điều
19a. Các nước, vùng lãnh thổ có công dân được cấp thị thực điện tử và các cửa
khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện
tử
1.
Việc cấp thị thực điện tử được áp dụng trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phù hợp với chính sách đối ngoại và phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
2.
Chính phủ quyết định danh sách các nước, vùng lãnh thổ có công dân được cấp thị
thực điện tử; danh sách các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập
cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.”.
4.
Sửa đổi, bổ sung điểm c và điểm d khoản 1 Điều 31 như sau:
“c)
Đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì cấp tạm
trú 45 ngày và được xem xét cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo quy định của
Luật này;
d)
Đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này
vào khu kinh tế cửa khẩu thì cấp tạm trú 15 ngày, vào đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt hoặc khu kinh tế ven biển quy định tại khoản 3a Điều 12 của Luật
này thì cấp tạm trú 30 ngày.”.
5.
Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:
“Điều
33. Khai báo tạm trú
1.
Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý,
điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã,
phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú. Cơ sở lưu trú có
trách nhiệm yêu cầu người nước ngoài xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá
trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam để thực hiện khai
báo tạm trú trước khi đồng ý cho người nước ngoài tạm trú. Trường hợp đồn, trạm
Biên phòng tiếp nhận khai báo tạm trú của người nước ngoài theo quy định của
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì đồn, trạm Biên phòng có trách
nhiệm thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an
nơi người nước ngoài tạm trú.
2.
Việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài thực hiện qua môi trường điện tử
hoặc phiếu khai báo tạm trú.
Trường
hợp khai báo qua phiếu khai báo tạm trú, người trực tiếp quản lý, điều hành
hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào phiếu khai
báo tạm trú và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an
nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa
trong thời hạn 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
3.
Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ
thường trú hoặc khi có sự thay đổi thông tin trong hộ chiếu phải khai báo tạm
trú theo quy định tại khoản 1 Điều này.”.
6.
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 34 như sau:
“2.
Người nước ngoài không được tạm trú tại khu vực cấm, khu vực tạm dừng các hoạt
động trong khu vực biên giới đất liền; vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động
trong khu vực biên giới biển. Trường hợp tạm trú tại cơ sở lưu trú trong khu
vực biên giới hoặc thị trấn, thị xã, thành phố, khu du lịch, dịch vụ, đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt, khu kinh tế khác có liên quan đến khu vực biên
giới thì khai báo tạm trú theo quy định tại Điều 33 của Luật này. Cơ quan tiếp
nhận khai báo tạm trú của người nước ngoài có trách nhiệm thông báo ngay cho
đồn, trạm Biên phòng nơi có cơ sở lưu trú.”.
7.
Sửa đổi, bổ sung tên Chương VII như sau:
“Chương VII
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI;
QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN”.
8. Bổ
sung điểm đ vào sau điểm d khoản 2 Điều 44 như sau:
“đ)
Xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan
đến cư trú tại Việt Nam cho cơ sở lưu trú để thực hiện khai báo tạm trú theo
quy định.”.
9. Bổ
sung Điều 45a vào sau Điều 45 trong Chương VII như sau:
“Điều
45a. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
1. Cơ
quan, tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng lao động là người nước ngoài, tổ chức
chương trình du lịch cho người nước ngoài hoặc cho người nước ngoài tạm trú khi
người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
2. Cơ
quan, tổ chức, cá nhân phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất
cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo ngay
cho cơ quan Công an nơi gần nhất; trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm trong
khu vực biên giới phải thông báo ngay cho cơ quan Công an hoặc đồn, trạm Biên
phòng nơi gần nhất.”.
10.
Bổ sung khoản 11 vào sau khoản 10 Điều 47 như sau:
“11.
Hướng dẫn việc cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam
và khai báo tạm trú cho người nước ngoài trên môi trường điện tử theo quy định
của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.”.
Điều
3. Điều khoản thi hành
1.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
2.
Giấy tờ xuất nhập cảnh đã cấp cho công dân trước ngày Luật này có hiệu lực thi
hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong giấy tờ đó.
3.
Trường hợp công dân đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh nhưng chưa được cấp khi
Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật Xuất
cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 để giải
quyết.
4. Trường hợp người nước ngoài đã được cấp thị thực
điện tử hoặc nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực hoặc đề nghị cấp thị
thực điện tử nhưng chưa được cấp khi Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục
áp dụng quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Luật số 51/2019/QH14.
Nguyễn Bảo Vinh