Tin Tức
Thứ 2, Ngày 12/05/2025, 16:00
Những điểm cần lưu ý khi các doanh nghiệp thuê lao động từ các công ty cung ứng lao động
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/05/2025
Khi doanh nghiệp thuê lao động từ các công ty cung ứng lao động (cho thuê lại lao động), cần lưu ý nhiều vấn đề pháp lý và thực tiễn nhằm đảm bảo đúng quy định pháp luật và quyền lợi BHXH, BHYT cho người lao động. Dưới đây là các nội dung quan trọng doanh nghiệp cần nắm rõ:

1. Điều kiện pháp lý để thực hiện cho thuê lại lao động

Chỉ những doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc UBND tỉnh cấp mới được phép cung ứng lao động theo hình thức này.

Văn bản pháp lý liên quan:

- Bộ luật Lao động 2019 – Điều 52 đến 58.

- Nghị định 145/2020/NĐ-CP – Chương VI.

- Thông tư 01/2022/TT-BLĐTBXH – quy định mẫu giấy phép, hồ sơ, quy trình cấp giấy phép.

2. Hợp đồng giữa các bên

Hợp đồng cho thuê lại lao động phải được ký kết bằng văn bản giữa:

+ Bên cho thuê (doanh nghiệp cung ứng lao động)

+ Bên thuê lại (doanh nghiệp sử dụng lao động)

Nội dung hợp đồng cần ghi rõ:

+ Vị trí công việc, yêu cầu về trình độ kỹ năng,

+ Thời hạn thuê lại,

+ Trách nhiệm của các bên,

+ Tiền lương, thời giờ làm việc – nghỉ ngơi, an toàn lao động, bảo hiểm…

3. Thời hạn thuê lại lao động

Tối đa không quá 12 tháng cho mỗi người lao động (Điều 54 Bộ luật Lao động 2019).

4. Quyền lợi của người lao động phải được đảm bảo

Mặc dù làm việc tại doanh nghiệp thuê lại, nhưng người lao động vẫn là người lao động của doanh nghiệp cho thuê, do đó:

Doanh nghiệp cho thuê phải:

+ Ký HĐLĐ với người lao động,

+ Tham gia BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ theo quy định,

+ Trả lương và giải quyết quyền lợi khác theo luật.

+ Doanh nghiệp thuê lại phải:

+ Bảo đảm môi trường làm việc, ATVSLĐ,

+ Không phân biệt đối xử với lao động thuê lại.

5. Chỉ được thuê lại lao động đối với một số công việc nhất định

Theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, phụ lục VI liệt kê 17 công việc được phép thuê lại lao động, ví dụ: phiên dịch, trợ lý, lễ tân, kiểm kê, hỗ trợ sản xuất, vận hành máy...

6. Một số rủi ro doanh nghiệp cần tránh

- Thuê lao động từ các công ty không có giấy phép cho thuê lại lao động => vi phạm pháp luật, bị xử phạt.

- Không kiểm tra việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho lao động => bị liên đới trách nhiệm nếu có tranh chấp.

- Giao kết sai hình thức (thuê khoán, hợp đồng dịch vụ) để né quy định pháp luật => có thể bị truy thu BHXH, xử phạt hành chính.

7. Các văn bản pháp lý chính

Bộ luật Lao động 2019 (Điều 52–58)Quy định về cho thuê lại lao động
Nghị định 145/2020/NĐ-CPHướng dẫn thực hiện một số điều của BLLĐ, quy định chi tiết về điều kiện, trình tự cấp phép, danh mục công việc được thuê lại
Thông tư 01/2022/TT-BLĐTBXHMẫu biểu, thủ tục cấp giấy phép
Luật BHXH 2014, Luật BHYT 2008 (sửa đổi 2014)Quy định về nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT đối với NLĐ có HĐLĐ

Link trang tra cứu các công ty được cấp phép cho thuê lao động: http://thuelailaodong.molisa.gov.vn/CompanyView.aspx

Hoặc trên trang TTĐT UBND các tỉnh.

Xem Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tại đây.

Xem Kế hoạch số 2008/KH-UBND, ngày 04 tháng 4 năm 2025 của UBND tỉnh Bình Dương về Triển khai Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Thủ tướng Chính Phủ tại đây.


(V) https://binhduong.baohiemxahoi.gov.vn

Lượt người xem:  Views:   19
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

FriendlyName

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio
Tin Tức